Đôi khi những thông số ấn tượng mà nhà sản xuất đưa ra chỉ mang tính chất tương đối và người mua xe không nên quá tin vào những con số này.
1.Thời gian tăng tốc
Thời gian xe đạt tốc độ từ 0 đến 100 km/giờ (62mph) hoặc thời gian xe chạy được 1/4 dặm. Thời gian này càng ngắn chứng tỏ xe mạnh mẽ. Sự thực thì điều này chỉ có ý nghĩa tương đối. Chính trang web zeroto60times.com cũng thừa nhận, con số thời gian tăng tốc từ 0 lên 100 km/giờ hoặc 200km/giờ không phải là con số khoa học chính xác.
Autoblog cho biết, cùng 1 chiếc xe qua nhiều lần thử nghiệm không bao giờ cho kết quả giống nhau. Thời gian tăng tốc của xe ảnh hưởng nhiêu yếu tố : khả năng bám đường của loại lốp sử dụng, độ mòn của lốp, độ căng của lốp, nhiệt độ không khí (càng nóng, không khí càng loãng, lực cản của không khí càng giảm), độ ma sát mặt đường, xe mở cửa sổ hay dóng cửa sổ v.v. và sau cùng mới đến hiệu suất động cơ và kiểu dáng thiết kế khí động học.
Cho nên những con số tương đối chẳng hạn như tăng tốc từ 0 lên 60 mpg trong thời gian từ 3,9 đến 4,2 giây, mới là con số khoa học khách quan. Nhưng các nhà sản xuất ô tô không ai đưa ra con số tương đối cả, trong khi thời gian tăng tốc không có con số tuyệt đối. Vì vậy nếu bạn tin rằng chiếc xe được nhà sản xuất công bố tăng tốc lên 60 mpg trong 3,9 giây mạnh mẽ hơn xe đạt 60 mpg trong 4,2 giây là một sai lầm.
2. Hệ thống kiểm soát lực kéo và ổn định điện tử hủy hoại cảm hứng lái xe
Một số người cho rằng những hệ thống hỗ trợ người lái chẳng hạn như kiểm soát lực kéo TCS và hệ thống ổn định điện tử EPS phá hoại cảm giác cầm lái.
Sự thực thì ngược lại, TCS phối hợp cùng EPS giúp xe chạy ổn định khi gặp đường trơn hay vào cua, giúp bạn yên tâm tân hưởng niềm vui khi cầm vô lăng.
Một số người cho rằng khi gặp đường trơn hay khúc quanh chỉ cần giảm tốc là được an toàn. Đừng chủ quan, ngay cả trên những đoạn đường quen thuộc và vẫn chạy xe với tốc độ như hàng ngày, có thể bạn vẫn bị mất lái do lự ma sát giữa bánh xe và mặt đường đã thay đổi do lốp bị mòn đến giới hạn hay do 1 vũng nước, vũng bùn mới xuất hiện.
Kỹ năng cầm lái của bạn càng được phát huy khi bạn yên tâm trong một môi trường an toàn. Do vậy phanh chống bó (ABS) và TCS, EPS là những công nghệ cần có cho xe của bạn.
3. Nạp khí cưỡng bức luôn luôn tốt hơn
Đúng là nạp khí cưỡng bức, turbo- tăng áp giúp động cơ mạnh mẽ hơn. Nhưng chưa hẳn tốt hơn. Trong những năm qua các nhà sản xuất ô tô sử dụng nạp khí cưỡng bức để nâng cao ma lực và cải thiện mức tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên đối với hầu hết xe hiệu suất cao đã không chọn thiết bị nạp khí cưỡng bức.
Lý do là turbo tăng áp luôn có hiện tượng trễ so với chân ga, không đáp ứng được yêu cần tăng tốc lập tức khi xe qua khỏi khúc quanh trên đường đua. Supercharger khắc phục được hiện tượng trễ nhưng lại làm tăng trọng lượng xe. Và đặc biệt là tăng trọng lượng phía trước xe là nơi mà các tay đua không mong muốn.
Ngoài ra siêu tăng áp cũng mất tác dụng tăng mã lực khi động xe đã đạt được một tốc độ và nhiệt độ nhất định.
4. Mã lực là con số quan trọng.
Mã lực cao khiến cho ta có ý tưởng là xe có thể tăng tốc và đạt tốc độ kỷ lục, nhưng thực sự mã lực chỉ có ý nghĩa một phần. Bạn hãy tưởng tượng chiếc hàng không mẫu hạm Nimitz Class 260.000 mã lực nhưg với trọng lượng 97.000 tấn nên khả năng tăng tốc và tốc độ tối đa không là bao. Cho nên tỷ số mã lực/trọng lượng mới là con số thực sự có ý nghĩa.
Ví dụ chiếc Concept 2&4 của Honda mới được ra mắt có sức mạnh 212 mã lực, trọng lượng 405 kg, có tỷ số công suất/mã lực tương đương với siêu xe nhanh nhất thế giới Bugatti Veyron.
5. Đời đầu là tốt hơn
Nhiều người cho rằng các sản phẩm công nghệ đời đầu tiên là tốt nhất. Cũng như những chiếc Honda Future, Dream đời đầu được cho là tốt hơn những kiểu mẫu xe mới ra sau này, họ cho rằng ô tô mới sản xuất trong những năm gần đây được hỗ trợ bằng điện, công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, tranh bị hệ thống stop/start, hộp số tự động...không chất lượng bằng xe đời cũ. Sự thực là vô số các tiến bộ trong những năm gần đây mà làm cho những chiếc xe không chỉ an toàn hơn và hiệu quả hơn, nhanh hơn mà còn bền hơn và thú vị hơn khi điều khiển.
Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015
5 điều người mê ô tô hay nhầm tưởng
19:12
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét